Nội thất gỗ từ trước đến nay vẫn được các gia đình ưu ái lựa chọn vì tính thẩm mĩ và tiện dụng. Tuy nhiên, trước thực tế thị trường nội thất ngày càng phát triển, các sản phẩm ngày càng đa dạng từ “thượng vàng” cho đến “hạ cám”, việc chọn lựa không phải là dễ dàng. Vậy lên sửa chữa đồ gỗ tại nhà xin giới thiệu đến các bạn một số kinh nghiệm nhỏ sẽ giúp các bạn chọn lựa đồ gỗ nội thất ưng ý cho tổ ấm của mình.
Cách 1: Kiểm tra chất lượng bộ phận hoa văn, nước sơn ...
Khi mua, bạn lưu ý kiểm tra các bộ phận chủ yếu như: Chân, khung cửa, mặt ngăn kéo… Chúng phải được đóng bằng loại gỗ có chất lượng tốt, nếu có trang trí hoa văn thì phải sắc nét, đẹp mắt, không có những đầu mẩu gỗ thừa, mắt sâu hay gỗ bị rạn nứt. Không nên mua đồ dùng mà bộ phận gỗ đóng bên trong (phần che khuất) như tấm ngăn, tấm lót, ngăn kéo… bị mọt, sứt sẹo, chắp vá, thiếu hụt.
Đối với những đồ gỗ quét sơn, màu sơn phải đều, có độ bóng đẹp, không có nốt sần hay vết nhăn. Về thẩm mỹ, không nên chọn đồ gỗ có màu quá tương phản nhau ở các bộ phận.
Cách 2: Kiểm tra kết cấu gỗ
Với những món đồ nội thất lớn, bạn nên chú ý xem chúng có lỗ mộng truyền thống không và khớp mộng luôn tại đó. Trong các món đồ lớn hơn, bạn thậm chí còn phải cẩn thận kiểm tra các đinh vít, keo có chắc chắn không. Khi mua ghế, cần đảm bảo nó không bị dao động, cần kiểm tra bốn chân đứng có vững chãi hay không nữa nhé!
Các đồ gỗ dùng trong gia đình đang bày bán trên thị trường thường có 2 loại: Kết cấu khung và kết cấu ghép liên tiếp. Khi chọn loại kết cấu khung, bạn cần chú ý quan sát kỹ chỗ kết hợp của khung có chắc chắn không, có bị hở không.Nếu mua cửa gỗ thì 4 góc cửa phải vuông góc. Đối với loại kết cấu ghép liên tiếp cần kiểm tra chỗ tiếp giáp nhau có thể chịu được lực tốt không.
Nếu bạn mua một chiếc tủ gỗ hoặc cửa ra vào, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng xem bản lề của chúng có được vững chắc, ăn toàn và đủ mạnh để gánh đỡ trọng lượng của cánh cửa hay không nhé!
Cách 3: Chọn lựa chất liệu gỗ
Khi mua đồ dùng bằng gỗ phải quan sát đến những kẽ hở bên trong không được to quá 0,5mm, kẽ hở bên ngoài không quá 0,2mm. Những chỗ gắn keo hay chạm khảm, tra mộng phải khít, không được lỏng lẻo, đường nét tinh xảo. Các linh kiện bằng kim loại ghép thêm vào phải chắc chắn, ngay ngắn. Các đầu đinh không được lộ ra ngoài bề mặt gỗ hoặc hụt quá sâu.
Đồ gỗ ngoài trời chỉ nên mua loại làm bằng gỗ đặc chứ không kết ráp có mặt ván vì sẽ dễ đọng nước và xé nứt do tiếp xúc trực tiếp với môi trường tự nhiên như cửa chính, cột, lan can, bàn ghế sân vườn…
Chủng loại gỗ thường dùng là chò chỉ, dầu đỏ, tràm bông vàng hay cao cấp như gõ đỏ, cẩm lai cũng đều phải qua tẩm sấy và quét dầu hay sơn lên bề mặt. Đối với sản phẩm gỗ dán veneer thì được phủ nhiều lớp PU – sơn trong để bảo vệ; hoặc được phủ lớp UV – sơn trong nhưng không bóng như PU, hạn chế trầy xước tốt.
Với đồ gỗ nội thất dùng trong nhà thì hiện nay, do lượng gỗ tự nhiên ngày càng hiếm giá thành cao nên nhiều người chuyển sang sử dụng gỗ chế biến: MDF, veneer, MF… Các loại gỗ này do sản xuất đồng loạt về chất lượng, kích cỡ, màu sắc, nên dễ thi công…
Những mẹo hay với đồ gỗ không hề phức tạp. Sự phong phú về bề mặt gỗ chế biến còn giúp các sản phẩm có được những hiệu quả sử dụng, thẩm mỹ phong phú không khác gỗ thiên nhiên và giúp cho các nhà thiết kế thực hiện được nhiều ý tưởng mới.
Những chia sẻ trên của Công Ty Cổ Phần Thiết Kế & Thi Công Nội Thất An Phát, để được tư vấn thiết kế nội thất, thi công nội thất chi tiết cụ thể hơn. Bên cạnh đó chúng tôi luôn luôn có những ý tưởng thiết kế mới lạ, độc đáo cho từng gia chủ. Hãy liên hệ với chúng tôi Hotline: 0988.523.733. Website : noithatgiagoc.net